PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 40 thuật ngữ gần giống
Cơ sở trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu các biện pháp xử lí về hình sự đối với tội phạm mà người ấy đã gây ra, tức là phải chịu hậu quả pháp lí của hành vi phạm tội. Theo Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985 về cơ sở trách nhiệm hình sự thì chỉ người nào phạm vào tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự hình phạt áp dụng đối với người đó phải do tòa án quyết định.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự năm 1985

Bản án hình sự

Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án hình sự.

Hay là quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án.

Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư kí phiên tòa, họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị giam giữ, tạm giam; họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo, họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.

Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào.

Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Trong bản án có ghi rõ căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội của ủy viên công tố, những luận cứ của người bào chữa cho bị cáo hoặc người bị thiệt hại và những ý kiến của hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến của ủy viên công tố và người bào chữa.

Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án.

Chậm nhất là 15 ngày sau khi tuyên án, toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.

Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự

Án phí hình sự

án phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào ngân sách nhà nước cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án phúc thẩm cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án sơ thẩm thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

 

Nguồn: Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án 2009

Chứng cứ trong vụ án hình sự

Là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sátToà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Vụ án hình sự

Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tratruy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng. Người vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật hình sự tố tụng tức đã can án hình sự sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy định như phải khai cung, phải có mặt tại nơi và vào thời gian do các cơ quan tiến hành tố tụng - cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án quy định, có trường hợp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tạm giam, khám nhà... Có thể bị phạt tù, bị cấm hành nghề nếu qua xét xử tòa án đã đủ chứng cứ chứng minh là phạm tội và đã ra quyết định bằng một bản án hình sự.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Là tình tiết ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội cụ thể theo hướng làm tăng lên so với trường hợp bình thường. Bộ luật hình sự Việt Nam không có quy định riêng về tình trạng bất khả kháng mà chỉ có quy định về sự kiện bất ngờ để phân biệt với truờng hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả. Những tình tiết tăng nặng theo quy định của Bộ luật hình sự gồm có:

1. Phạm tội có tổ chức, xúi dục người chưa thành niên phạm tội

2. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội

3. Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt

4. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người

5. Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc vào mình về vật chất, công tác hay các mặt khác

6. Phạm tội vì động cơ đê hèn, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng

7. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng

8. Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

9. Sau khi phạm tội đã có hành động xảo quyệt hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm

Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Thụ lý vụ án hình sự

Là việc Tòa án chấp nhận quyết định truy tố (bản cáo trạng) của Viện kiểm sát nhân dân và vào sổ thụ lý của Tòa án. Thụ lý vụ án là khâu đầu tiên của Tòa án trong việc thụ lý vụ án của Tòa án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của tòa án thì không có các bước tiếp theo của trình tự tố tụng xét xử. Trong vụ án hình sự, thụ lý vụ án được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự

Nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định sự thật của vụ án hình sự. Hoạt động chứng minh tội phạm thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng hình sự

Năng lực trách nhiệm hình sự

Năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Chính sách hình sự

Chính sách của nhà nước đối với việc đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Chia tách vụ án hình sự

Tách các tội phạm hoặc các bị can trong cùng một vụ án thành những vụ án riêng lẻ.

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự

Chế tài hình sự

Chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội. Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

Hình sự hóa

Việc biến một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác nhẹ hơn thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý bằng loại chế tài nặng nhất - chế tài hình sự.

Khi "hình sự hóa" một hành vi thì nên hiểu là trước đó hành vi đó không bị pháp luật cấm hoặc bị cấm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đến mức phải sử dụng chế tài hình sự. Do sự thay đổi của xã hội, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó tăng lên và cần phải được điều chỉnh bằng chế tài hình sự.

Hình sự hóa là công việc của cơ quan lập pháp, vì chỉ có cơ quan lập pháp mới có quyền ban hành pháp luật hình sự.

Khởi tố vụ án hình sự

Là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm.

Đây là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. 

Thời hiệu thi hành bản án, quyết định hình sự

thời hạn do luật định mà trong đó thời hạn đó mới có thể buộc người bị kết án phải chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật.

Sau thời hạn đó, người bị kết án chưa chấp hành bản án sẽ không bị buộc chấp hành bản án nữa nếu người bị kết án không bị xử phạt tù về tội phạm mới hoặc người bị kết án không cố tình trốn tránh việc thi hành án cũng như không bị truy nã.

Thời hiệu được tính lại là kể từ ngày người bị kết án phạm tội mới hoặc ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Bộ luật tố tụng hình sự

Văn bản luật do Quốc hội ban hành, quy định trình tự, thủ tục, nội dung tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và những quan hệ pháp luật khác nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

 

Xem thêm: Bộ luật tố tụng hình sự

Thi hành án hình sự

Là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản.

Thực hiện những bản án hình sự và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự

Biện pháp dùng quyền lực nhà nước buộc người có liên quan trong vụ án hình sự phải tuân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

Nguồn: Bộ luật tố tụng hình sự

Phi hình sự hóa

Là việc đưa một hành vi đang bị điều chỉnh bằng pháp luật hình sự trở thành một quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật và xã hội khác.


Đăng nhập

Quên mật khẩu?   Đăng ký mới
Đăng nhập bằng Google

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.82.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!